Mách mẹ tất tần tần cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Mang thai 9 tháng 10 ngày là một khoảng thời gian ý nghĩa nhất đối với những người phụ nữ, trong khoảng thời gian này các mẹ bầu chắc hẳn sẽ tìm hiểu rất nhiều các kiến thức về sức khỏe liên quan đến các thiên thần nhỏ sắp chào đời. Ở bài viết này, Dr. Celine sẽ mách các mẹ tất tần tật cách chăm sóc trẻ sơ sinh, hãy cùng theo dõi nhé!

1. Hướng dẫn cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách

Sau khi sinh khoảng 1h là các mẹ có thể cho bé bú, những giọt sữa non đầu tiên sẽ mang lại rất nhiều dưỡng chất cho trẻ sơ sinh. Và một trong những điều mẹ cần lưu ý đó chính là lựa chọn tư thế cho bé bú sao cho cả mẹ và bé đều thoải mái. 

Tư thế nằm: mẹ nằm nghiêng xuống giường hoặc một mặt phẳng thoải mái và đặt bé nằm nghiêng quay mặt về phía mẹ sao cho mặt của bé áp sát vào bầu ngực của mẹ giúp bé tìm kiếm bầu ngực một cách dễ dàng hơn. Mẹ có thể đặt một tay phía dưới để đỡ đầu bé giúp bé thoải mái hơn khi bú.

Tư thế ngồi: mẹ nên lựa chọn một chỗ ngồi thoải mái, có thể dùng gối để tựa phía sau lưng để tránh gây mỏi cổ và thắt lưng. Hai tay của mẹ bế bé, có thể đặt thêm gối phía dưới để giúp việc nâng bé được dễ dàng và thoải mái hơn.

Những giọt sữa non sẽ mang lại rất nhiều dưỡng chất cho trẻ sơ sinh

Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu của bé kể cả ngày lẫn đêm, thông thường trẻ sơ sinh sẽ bú mẹ sau mỗi 2-3 giờ, mỗi lần bú từ 15 đến 30 phút. Nếu bé ngủ quá nhiều thì các mẹ nên đánh thức bé sau mỗi 3 giờ để cho bé bú. Trong trường hợp mẹ thấy bé không bú từ 2 lần trở lên trong ngày hoặc có phản xạ mút quá yếu, nôn ói,…thì hãy nên cho bé đến gặp bác sĩ ngay vì đây là những dấu hiệu đáng báo động.

2. Hướng dẫn cách bế trẻ sơ sinh

Thông thường khi bế trẻ sơ sinh, mẹ sẽ dùng một tay để đỡ đầu, một tay nhấc phần mông và lưng của bé sao để nâng bé lên ngang ngực bạn. Mẹ hãy nhớ luôn cẩn thận khi nâng đầu và cổ của bé lên, tốt nhất là mẹ nên lên tiếng để cho bé biết là bé sắp được bế. Một số cách bế trẻ sơ sinh phổ biến mà mẹ có thể thử.

  • Kiểu bế ngực chạm ngực: đây là một trong những cách bế trẻ sơ sinh phổ biến nhất, bế bé bằng cách này có thể giúp bé lắng nghe nhịp tim của mẹ. Cách bế bé đúng cách là mẹ ôm bé sao cho đầu bé sát vào ngực mẹ, một tay đỡ mông và hông bé, một tay đỡ đầu và cổ bé. Nên để đầu bé hướng sang một bên để đảm bảo bé được thở thoải mái.
  • Kiểu bế ru ngủ: bế trẻ sơ sinh ở tư thế này, mẹ sẽ có thể nhìn thẳng vào mắt bé. Mẹ hãy nâng bé lên bằng cách luồn một tay xuống đỡ đầu và cổ của bé, tay còn lại luồn xuống dưới mông và hông của bé. Giữ nguyên cánh tay đang đỡ phần hông sau đó nhẹ nhàng luồn tay đang đỡ đầu và cổ của bé xuống dưới lưng để đỡ cả lưng bé sao cho đầu và thân bé nằm dọc theo cánh tay của bạn.
  • Kiểu bế mặt đối mặt: đây là cách bế trẻ sơ sinh giúp mẹ và bé được giao tiếp một cách tốt nhất. Để bế bé đúng cách ở tư thế này mẹ hãy đặt một tay sau đầu và cổ bé, tay còn lại đặt ở phần tay và hông. Để bé phía dưới tầm ngực sao cho mặt bé đối diện với mặt của mẹ, ở tư thế này mẹ có thể trò chuyện với bé và chọc bé cười.

Kiểu bế trẻ sơ sinh mặt đối mặt sẽ giúp mẹ và bé giao tiếp với nhau dễ dàng

3. Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Tắm chính là khoảng thời gian thích thú và vui vẻ nhất của bé. Trước khi tắm bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ như sau:

  • Dụng cụ tắm cho bé: thau tắm, sữa tắm gội sơ sinh, bông tắm
  • Chuẩn bị quần áo cho bé, tã, khăn nhỏ, bao tay, tất, mũ
  • Bông gòn, gạc y tế, nước muối sinh lý để vệ sinh vùng rốn hoặc những vết thương (nếu có) của bé
  • Nước trong thau phải là nước ấm khoảng 36-37 độ C. Mẹ có thể trang bị một nhiệt kế để đo nhiệt độ tránh trường hợp nước quá lạnh hoặc quá nóng làm tổn thương làn da của bé
  • Lựa chọn phòng tắm sạch sẽ, kín gió, đủ ánh sáng

Tắm chính là khoảng thời gian thích thú và vui vẻ nhất của trẻ sơ sinh

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, quá trình tắm cho bé chỉ nên diễn ra trong vòng 5 phút. Có nhiều cách tắm cho trẻ sơ sinh khác nhau mà bố mẹ cần lưu ý để tắm cho bé đúng cách.

Mẹ nên bắt đầu tắm cho bé theo thứ tự từ trên xuống, từ mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, lòng bàn tay, chân, lòng bàn chân, mông, các mẹ cũng đừng quên vệ sinh vùng nách và các vết hằn ở mông, đùi và cánh tay của bé. Sau đó mẹ vệ sinh vùng kín của bé, dùng nước sạch để tráng qua người bé. Sau khi tắm xong, lấy khăn lau khô người bé, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng rốn của bé (nếu rốn bị ướt), sau đó mặc quần áo, tã vào để giữ ấm cho bé.

Khi gội đầu cho bé, mẹ nên sử dụng các loại dầu tắm gội chuyên dùng an toàn mà bé có thể sử dụng. Mẹ có thể xoa dầu gội lên tóc hoặc da đầu của bé, massage nhẹ nhàng để làm sạch sau đó từ từ ngã đầu bé ra phía sau, sau đó dùng nước ấm chảy nhẹ nhàng từ trán tràn qua 2 bên đầu của bé để rửa sạch dầu gội.

Giới thiệu với các mẹ dòng sản phẩm tắm gội cho bé Dr. Celine Baby Gentle Wash & Shampoo, với các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên như cao trầu không, liễu thảo và tinh chất dừa rất an toàn phù hợp cho làn da mỏng manh của bé. Có thể dùng để tắm gội toàn thân cho bé giúp bảo vệ làn da của bé khỏi các vi khuẩn có hại cho làn da.

Sản phẩm Tắm gội cho bé Dr. Celine Baby Gentle Wash & Shampoo

4. Cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Cuống rốn là một phần cần được giữ sạch và khô ráo trong khoảng từ 10-21 ngày để khô và rụng đi. Sau khi cuống rốn rụng, phần rốn của trẻ sơ sinh sẽ còn hơi non nên hiện tượng các mẹ thấy còn dính một chút máu là hoàn toàn bình thường. 

Sau mỗi lần tắm, mẹ nên chuẩn bị thêm bông gòn hoặc tâm bông vô trùng, dùng nước muối sinh lý để vệ sinh phần rốn cho bé. Khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước sạch
  • Quan sát rốn và vùng da quanh rốn của trẻ sơ sinh xem có bất thường gì hay không
  • Nếu cuống rốn của bé chưa rụng, mẹ nên vệ sinh từ chân rốn ra ngoài. Dùng tăm bông lau vòng quanh rốn 1 vòng duy nhất không lau qua lau lại, sau đó đổi qua 1 tăm bông khác nếu muốn vệ sinh thêm
  • Sau khi vệ sinh nên để cuống rốn của bé khô thoáng, nếu cuống rốn chưa rụng thì nên mặc tã cho bé dưới cuống rốn

Cuống rốn là phần cần được giữ sạch và khô ráo từ 10-21 ngày sau khi sinh để rụng đi

5. Cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh

Có nhiều người lần đầu làm mẹ sẽ có phần hơi hoang mang chưa biết cách thay bỉm cho trẻ sơ sinh. Các mẹ nên thay bỉm ngay cho bé sau khi bé đi vệ sinh, khi thay các mẹ nên vệ sinh thật sạch tay của mình sau đó dùng khăn ướt không hương liệu hoặc nước ấm để vệ sinh phần hậu môn và vùng kín của bé theo hướng từ trước ra sau.

Khi chọn bỉm/tã cho bé, các mẹ nên chọn loại có kích cỡ thích hợp, chất liệu an toàn và phù hợp cho làn da mỏng manh của bé.

6. Lời kết

Hy vọng qua bài viết này của nhà Dr. Celine sẽ giúp các mẹ phần nào trong việc tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh để quá trình làm mẹ được dễ dàng và thoải mái hơn. 

Trả lời