MẸO NHỎ GIÚP MẸ TRÁNH TẮC SỮA SAU SINH

MẸO NHỎ GIÚP MẸ TRÁNH TẮC SỮA SAU SINH

Tắc tia sữa không những khiến mẹ mệt mỏi mà còn gây cản trở, khó khăn trong việc cho bé bú. Thế nên, các mẹ cần phải tìm hiểu rõ hơn về tình trạng ấy cũng như những cách phòng tránh, biện pháp khắc phục chúng, tất cả sẽ cần thiết cho mẹ trong giai đoạn mang thai cho đến khi cho bé bú. Mong rằng bài viết hôm nay sẽ chia sẻ một số mẹo giúp mẹ không bị tắc tia sữa. Qua đó, ta có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và duy trì nguồn sữa chất lượng cho bé.

1.Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa hay còn được gọi là tắc tuyến sữa. Đó là một hiện tượng sữa bị ứ đọng và vốn cục ở ống dẫn sữa, ngăn cản sữa chảy ra ngoài. Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến của nhiều mẹ bỉm thường gặp sau khi sinh với các biểu hiện như căng vú, đau vú, tắc sữa, sữa về ít…và nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú gây nguy hiểm cho mẹ bỉm.

2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến mẹ bỉm mắc phải tình trạng tắc tia sữa như hiện nay:

– Sữa không chảy hết ra ngoài, thêm vào việc sữa tiết ra liên tục gây thừa sữa, làm cho sữa vóm cục, các ống sữa vì thế bị tắc.

– Không thường xuyên vắt sữa dẫn đến bầu ngực căng tức tia sữa.

– Khoảng cách giữa các cử bú quá lâu.

– Mẹ mặc quần áo, áo ngực quá chật, gây áp lực lên bầu ngực khiến sữa khó lưu thông.

– Mẹ vệ sinh núm vú không đúng cách, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhiễm trùng.

– Tâm trạng mẹ không tốt: bị stress, căng thẳng, mệt mỏi…mẹ luôn trong tình trạng tiêu cực.

– Sữa không thể lưu thông được do mẹ bị lạnh hoặc bị cảm lạnh.

3. Các triệu chứng tắc tia sữa thường gặp ở mẹ bỉm

Các triệu chứng tắc tia sữa phổ biến nhấ mà các mẹ thường phải đối diện với chúng kèm theo sự mệt mỏi, căng thẳng, khó chịu như:

– Đau ở một vùng vú

– Một khối u mềm của một khu vực ở vú

– Vùng vú bị nóng lên, đỏ và đụng vào bị đau.

– Bé bú rất lâu nhưng không có sữa mặc dù bầu ngực mẹ vẫn căng cứng.

Tình trạng tắc tia sữa lâu ngày sẽ gây ra nhiều biến chứng và tình trạng trở nên tồi tệ hơn nếu mẹ không nắm vững kiến thức, điều trị kịp thời. Khi tắc tia sữa nhưng mẹ chủ quan, không để tâm đến sẽ dẫn đến tình trạng sẽ dẫn đến tắc tia sữa kèm theo có mủ, nghiêm trọng hơn sẽ chuyển thành áp xe vú rất nguy hiểm cho mẹ bỉm.

4. Một số mẹo nhỏ giúp mẹ phòng tránh tình trạng tắc tia sữa

Việc tắc tia sữa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và bé, Thế nên, việc phòng tránh và nắm rõ những kiến thức liên quan đến tình trạng trên là vô cùng cần thiết. Dưới đây Dr.Celine chia sẻ với mẹ một số cách phòng tránh đơn giản và mang lại hiệu quả tốt, mẹ có thể thực hiện được ngay tại nhà:

4.1. Bảo đảm núm vú và bầu ngực luôn được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách.

Phần núm vú là nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhất với điều kiện thuận lợi như sự tác động của gió từ bên ngoài khiến cho sữa dễ bị ôi thiêu. Sau khi bé bú xong, sữa sẽ còn đọng lại trên vị trí ấy, nếu không được vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng rất có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng.

Cụ thể, mẹ cần vệ sinh đầu ngực theo chỉ dẫn như sau:

Bước 1: Trước khi cho bú, mẹ cần lấy khăn lau sạch đầu vú đồng thời vắt bỏ đi một vài giọt sữa đầu tiên rồi mới cho bé bú.

Bước 2: Sau khi bé bú xong, mẹ cần kiểm tra xem sữa đã hết chảy xuống đầu ngực hay chưa. Nếu chưa, mẹ bỉm cần phải nặn hết sữa thừa đó ra ngoài. Điều này đảm bảo sữa thừa không đọng lại bên trong, làm cho các tuyến sữa bị tắc.

Bước 3: Khi bé bú xong, hoặc sau khi nặn sữa xong. Mẹ tiếp tục dùng khăn để lau sạch.

Trong giai đoạn cho bé bú, mẹ bỉm cần phải chú ý và giữ cho núm vú không bị nứt. Nếu bị nứt, đó chính là cơ hội để các vi khuẩn xâm nhập vào làm nhiễm trùng núm vú dần dần tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn chính là viêm vú, điều đó sẽ khiến núm vú bị nứt, chảy máu và kèm theo đau, từ đó sẽ gây cản trở trong việc cho bé bú.

4.2. Giữ tinh thần thoải mái, chế độ ăn uống hợp lý

– Giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan tránh xa những cơn stress, mệt mỏi, căng thảng. Đảm bảo ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh xem nhiều điện thoại, máy tính.

– Có chế độ ăn khoa học, họp lý, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tránh các thực phẩm gây mất sữa

– Tập các bài tập nhẹ, vận động cơ thể phù hợp với sức khỏe và tình trạng cơ thể. Tránh tình trạng ù lỳ, lười biếng không vân động .Điều này sẽ đảm bảo cho mẹ được khỏe khoắn hơn và tinh thần trở nên thoải mái hơn.

4.3. Tập cho bé thói quen bú tốt

Thói quen bú tốt cho bé ở đây có thể hiểu:

-Tập cho bé bú đúng giờ, thường xuyên.

-Mỗi lần bé bú mẹ duy trì cho bé từ 10 – 15 phút, không nên bú quá lâu và chia thành nhiều lần trong ngày.

-Khi cho bé bú, mẹ cần lưu ý để bé bú xong một bên rồi mới sang bên khác.

– Không được cho bé ngậm đầu ti trong lúc ngủ, cần vắt sữa hết ra ngoài nếu bé không bú hết.

4.4. Mẹ cần lưu ý đến việc mặc quần áo

– Tránh mặc áo gây áp lực lên bầu ngực.

– Không được nằm sấp, tì vật nặng hay bất cứ thứ gì vào bầu ngực.

– Mặc quần áo rộng, thoải mái, không ôm, không bó sát.

-Khi ở nhà, nếu không thật sự cần thiết mẹ có thể không mặc áo ngực, để bầu ngục được thả lỏng, thoải mái, không gây áp lực lên chúng.

Tắc sữa là tình trạng có thể điều trị tại nhà nếu tình trạng chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện tình trạng đau nhiều, chảy máu kèm theo nóng, sốt, sữa có màu vàng khác thường…mẹ bỉm cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời trước khi tình trạng vượt quá tầm kiểm soát của bác sĩ, dẫn đến những hậu quả không lường.

 

Trả lời