Hệ miễn dịch và sức đề kháng là 2 vấn đề quan trọng quyết định sức khỏe của mỗi người. Chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống chính là tiền đề giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng. Hãy cùng tìm hiểu các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng qua bài viết dưới đây của Dr. Celine nhé!
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng thường được hiểu là khả năng bảo vệ sức khỏe, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như các loại vi khuẩn, virus hoặc các loại ký sinh trùng,…
Cơ thể của chúng ta luôn được bảo vệ bởi các hệ miễn dịch, hệ miễn dịch bao gồm các cơ quan, tế bào, mô,…kết hợp nhịp nhàng với nhau. Nếu có một sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ thực hiện ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài hoặc nếu nó đã xâm nhập được vào bên trong thì cơ thể sẽ tìm cách để “tiêu diệt” chúng.
Khi sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, yếu ớt và dễ mắc bệnh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sức đề kháng bị suy giảm phải kể đến là suy yếu hệ miễn dịch, chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên thức khuya,…
Các đối tượng dễ bị suy giảm sức đề kháng là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc những người đang mắc bệnh mãn tính.
2. Thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng
Muốn tăng cường sức đề kháng ngoài việc rèn luyện sức khỏe, sống lành mạnh, hạn chế thức khuya thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng. Cùng tìm hiểu những loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng dưới đây.
2.1. Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn được gọi là rau bina có chứa các Vitamin và khoáng chất như Vitamin A, C, E, Magie,…giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của các vi khuẩn, virus ở đường hô hấp và đường tiêu hóa.
Ngoài ra, cải bó xôi còn có tác dụng tăng cường sức khỏe đôi mắt nhờ Vitamin A, Lutein, Zeaxanthin. Bên cạnh đó cải bó xôi cũng cung cấp một lượng lớn chất xơ hòa tan rất tốt cho hệ tiêu hóa.
2.2. Ớt chuông đỏ
Lượng Vitamin C trong ớt chuông đỏ cao gấp 3 lần các loại trái cây như cam, quýt. Ngoài Vitamin C, ớt chuông đỏ cũng chứa nhiều Vitamin A, B, E6.
Ngoài ra, ớt chuông đỏ cũng giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu, nâng cao chất lượng giấc ngủ, tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó cũng rất tốt cho thị lực.
2.3. Khoai lang
Khoai lang là một loại thực phẩm có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng nhờ có chứa hàm lượng beta carotene – một tiền chất của Vitamin A.
Ngoài việc giúp tăng cường sức đề kháng, việc ăn khoai lang thường xuyên cũng mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với cơ thể như hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, có khả năng chống ung thư, tăng cường sức khỏe đường ruột. Đây cũng là một loại thực phẩm được “chọn mặt gửi vàng” trong các công cuộc giảm cân.
2.4. Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một loại dược liệu quý hiếm có công dụng giúp tăng cường sức đề kháng. Đông trùng hạ thảo có chứa rất nhiều Axit amin, protein,…tốt cho sức khỏe.
Nếu kết hợp đông trùng hạ thảo cùng với mật ong sẽ góp phần làm tăng cường công dụng tuyệt vời của chúng. Mật ong có tác dụng chống viêm và tăng cường quá trình trao đổi chất.
Hai loại thực phẩm này được kết hợp với nhau sẽ bổ trợ lẫn nhau giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ miễn dịch khỏe mạnh.
2.5. Trà xanh
Ngoài khả năng giúp tăng cường sức đề kháng, lá trà xanh còn mang lại rất nhiều lợi ích khác cho cơ thể: giúp ổn định đường huyết, làm đẹp da, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, bên cạnh đó cũng hỗ trợ giảm cân rất tốt.
2.6. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như Vitamin B6, Vitamin A, Phospho, Selen,…các chất này có tác dụng giúp giảm căng thẳng và duy trì chức năng cho hệ miễn dịch.
Ngoài ra hạt hướng dương cũng mang lại rất nhiều lợi ích khác như tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng cho cơ thể và phòng ngừa các bệnh về tim mạch.
2.7. Gừng
Gừng là một loại thực phẩm khá quen thuộc đối với hầu hết tất cả mọi người thường được dùng như một gia vị của các món ăn. Gừng có các công dụng như giảm viêm, giảm đau họng, làm chậm quá trình sản xuất các cholesterol xấu.
2.8. Sữa nghệ
Sữa nghệ là một thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và gần đây cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Trong sữa nghệ thường sẽ có thành phần Curcumin – một hoạt chất có trong củ nghệ giúp hỗ trợ giảm viêm, chống oxy hóa.
Mọi người có thể tham khảo dòng sữa nghệ của nhà Dr. Celine với các thành phần bao gồm Curcumin, hỗn hợp Vitamin, Collagen, Canxi, Protein, chất xơ hòa tan,…giúp mang lại các công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng.
- Giúp phục hồi sức khỏe và hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
- Tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là dạ dày, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn từ đó hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Hỗ trợ sức khỏe tim mạch, tốt cho hệ tuần hoàn máu.
Mọi người có thể tham khảo tại đây!
3. Lưu ý khi bổ sung các thực phẩm tăng cường sức đề kháng
Dưới đây là một vài lưu ý khi bổ sung các thực phẩm để xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học.
- Không nên sử dụng các loại gạo đã xay kỹ vì sẽ làm mất đi chất xơ và vitamin B.
- Nên ăn phối hợp giữa đạm động vật như thịt, cá, trứng,…và đạm thực vật như các loại đậu để cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.
- Hạn chế sử dụng mỡ động vật, ưu tiên sử dụng các chất béo có lợi cho sức khỏe như omega 3, omega 6 có trong dầu oliu, dầu hướng dương,…
- Hạn chế thức khuya thường xuyên, hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê,…
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng.
4. Lời kết
Hy vọng qua bài viết trên của Dr. Celine mọi người sẽ phần nào biết thêm các loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng. Từ đó có thể lựa chọn và xây dựng cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để góp phần bảo vệ sức khỏe.
Pingback: Một số vấn đề về bệnh tim mạch ở người cao tuổi bạn cần biết - Dr. Celine