Dấu hiệu hăm tã ở trẻ và hướng dẫn cách xử trí an toàn

Hăm tã là trường hợp rất thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong độ tuổi mặc bỉm. Hăm mông, hăm vùng kín khiến trẻ quấy khóc, khó chịu và lâu dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì vậy, mời bạn đọc cùng tìm hiểu chi tiết dấu hiệu hăm tã, nguyên nhân và cách điều trị trong bài viết dưới đây.

1.Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh

Hăm tã ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân. Cụ thể những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này phải kể đến như sau:

  • Da bị dị ứng do sử dụng loại bỉm không phù hợp hoặc dùng giấy ướt để lau vệ sinh cho trẻ.
  • Nhiễm trùng, nhiễm nấm có thể dẫn đến hăm vùng kín ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi vùng da xung quanh luôn ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển.
  • Da trẻ quá nhạy cảm dẫn đến dễ bị tác động từ môi trường, cách vệ sinh da, chất liệu bỉm, nước tắm, xà phòng giặt…
Hăm tã là trường hợp thường gặp ở trẻ

2. Dấu hiệu hăm tã ở trẻ

Cha mẹ có thể nhận biết rất rõ ràng những dấu hiệu hăm tã của trẻ nhỏ. Nhìn chung, khi trẻ bị hăm tã sẽ có những triệu chứng tiêu biểu sau:

2.1. Trẻ khó chịu, hay quấy khóc

Trẻ bị hăm tã thường xuyên quấy khóc do cảm giác khó chịu, ẩm ướt trên da. Trẻ sẽ khó có thể ngủ thẳng giấc, thường xuyên thức dậy giữa đêm do cảm giác bứt rứt, lở loét ở bề mặt da thường thấy khi hăm tã.

2.2. Phần da bị ửng đỏ, mẩn ngứa

Tùy theo từng cấp độ hăm da mà phần da của trẻ sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Ở cấp độ 1, vùng da quanh vị trí mặc tã sẽ có màu đỏ hồng, sậm màu hơn so với các vùng da khác. Ở cấp độ 2, da có thể xuất hiện các mụn li ti màu đỏ ửng nằm rải rác đồng thời vùng da bị hăm cũng có xu hướng lan rộng.

2.3. Xuất hiện vết sưng, mụn, lở loét

Tình trạng hăm mông sẽ ngày càng nặng hơn nếu trẻ không được chăm sóc và xử lý đúng cách. Các vết hăm ngày càng dày đặc và sưng đỏ, nổi mụn mủ. Trẻ sẽ quấy khóc liên tục do khó chịu và lâu ngày dẫn đến tình trạng viêm da cấp tính.

Dấu hiệu hăm tã ở từng giai đoạn sẽ khác nhau

3. Hướng dẫn cách chăm sóc vùng da bị hăm tã ở trẻ nhỏ

Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm tã, cha mẹ cần có cách chăm sóc và xử lý kịp thời tránh tình trạng hăm kéo dài, lan rộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một số lưu ý về vệ sinh, chăm sóc và xử lý tình trạng hăm da ở trẻ cha mẹ có thể tham khảo như sau:

3.1. Giữ sạch vùng da bị hăm của trẻ

Để tránh da trẻ bị hăm, cha mẹ cần giữ sạch vùng da mặc bỉm đảm bảo sự khô thoáng. Bạn có thể sử dụng sữa tắm dịu nhẹ kết hợp dưỡng ẩm an toàn để vùng da này luôn mềm mại và sạch sẽ.

3.2. Sử dụng kem trị hăm tã an toàn

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại kem hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn cần tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn một dòng kem an toàn để sử dụng cho bé yêu nhằm phòng chống và điều trị tình trạng hăm da.

Kem hăm tã Dr. Celine Baby Cream là lựa chọn tối ưu được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng sử dụng cho bé yêu. Dòng kem hăm tã này có thành phần từ thảo dược thiên nhiên không thêm hương liệu đảm bảo lành tính và an toàn cho trẻ. Những thành phần như cám gạo, liễu thảo, sầu đâu đều là thảo dược an toàn thích hợp sử dụng cho làn da mỏng manh của bé yêu, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Kem Dr. Celine Baby Cream được biết đến với tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da, hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dòng kem bôi này được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu Dr. Celine chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng cho mẹ và bé được bác sĩ khuyên dùng.

Kem hăm tã cho bé Dr. Celine Baby Cream

3.3. Sử dụng loại bỉm chất lượng, không gây kích ứng da

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hăm da thường là do cha mẹ chọn loại bỉm không phù hợp với trẻ. Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ trước khi mua bỉm cho trẻ và chú ý thành phần, chất lượng bỉm đảm bảo an toàn với làn da mỏng manh của trẻ.

4. Các biện pháp phòng chống hăm tã ở trẻ nhỏ

Để tránh tình trạng hăm da quay lại, cha mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Luôn giữ vùng da mặc bỉm của trẻ được khô thoáng và sạch sẽ.
  • Sử dụng loại bỉm an toàn, tránh gây kích ứng da của trẻ.
  • Thường xuyên dưỡng ẩm cho những vùng da có nguy cơ bị hăm da.
  • Sử dụng các loại sữa tắm dịu nhẹ, an toàn.
  • Dùng kem chống hăm chiết xuất an toàn bảo vệ làn da cho trẻ.

Bài viết trên là những chia sẻ về dấu hiệu hăm tã, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh tình trạng hăm tã ở trẻ. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn khi chăm sóc làn da cho trẻ nhỏ.

Trả lời