Không phải tất cả các loại rau xanh đều phù hợp và mang lại dinh dưỡng tốt trong thai kỳ. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người mẹ thay đổi rất nhiều cả về mặt tâm lý lẫn sinh lý, hệ miễn dịch cũng trở nên nhạy cảm hơn. Vì thế nếu không may tiếp xúc với các loại thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ và sự phát triển của thai nhi.
Bên cạnh các loại rau xanh tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn mang thai, cũng có những loại rau có đặc tính không tốt có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Cùng Dr. Celine tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. Chùm ngây
Theo nghiên cứu cho thấy phần lá của chùm ngây có tác dụng bổ sung sắt cho mẹ bầu giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, phần rễ, hoa và vỏ cây chùm ngây có chứa một loại hóa chất gây co thắt tử cung có thể gây bong nhau thai dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non rất nguy hiểm đối với mẹ bầu.
Lại một nghiên cứu nữa cho thấy, các nhà khoa học nghi ngờ rằng những chiết xuất từ rễ cây chùm ngây có nguy cơ gây tử vong đối với phụ nữ mang thai. Chính vì thế, mẹ bầu không nên ăn loại rau này trong thai kỳ để tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Mướp đắng (khổ qua)
Đối với mẹ bầu, mướp đắng là một loại thực phẩm nếu ăn một lượng vừa phải thì có thể mang lại các lợi ích tốt. Nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ mang lại rất nhiều rủi ro.
Mướp đắng có chứa một số chất gây phát tán độc tính trong cơ thể như nhựa, quinin, glycosid saponin và morodicine gây đau dạ dày, buồn nôn, mờ mắt, và nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Mướp đắng cũng có thể gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai hoặc sinh non đối với những phụ nữ đang mang thai.
3. Rau sam
Rau sam thường được biết đến với công dụng thanh nhiệt cơ thể nhờ vị chua và tính hàn. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều loại rau này trong quá trình mang thai sẽ có thể dẫn đến chảy máu tử cung.
Ngoài ra, trong rau sam có chứa hàm lượng axit oxalic cao có thể ngăn cản quá trình hấp thụ canxi của thai nhi trong bụng.
4. Ngải cứu
Đây là một loại rau đứng đầu danh sách những loại rau bà bầu không nên ăn trong giai đoạn mang thai.
Loại rau này có chứa hàm lượng methanol dễ gây sảy thai nếu dùng quá 80-150 mg một ngày. Ngoài ra, trong ngải cứu còn chứa một thành phần độc tố là Thujone gây co bóp tử cung dẫn đến tình trạng dễ sảy thai hoặc sinh non.
5. Dưa cải muối chua
Đây là một món ăn kèm được rất nhiều người ưa chuộng, nhưng là một loại thực phẩm mà phụ nữ mang thai cần tránh vì những lý do sau đây.
Trong quá trình muối chua rau củ, nếu không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng sự phát triển của các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm đến sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Dưa cải muối chua thường chứa hàm lượng natri rất cao bởi quá trình ủ muối và lên men. Nếu nạp quá nhiều natri vào cơ thể sẽ có thể dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, giữ nước từ đó gây tăng cân mất kiểm soát đối với phụ nữ đang mang thai.
6. Rau răm
Rau răm là một loại rau thường được dùng trong các món gỏi, nộm,…giúp làm tăng kích thích vị giác nên được rất nhiều người yêu thích.
Tuy nhiên theo một vài nghiên cứu cho rằng rau răm có chứa các thành phần gây co bóp tử cung, bên cạnh đó đặc tính nóng của rau răm có thể gây khó tiêu, nóng trong nếu mẹ bầu ăn quá nhiều.
7. Rau ngót
Rau ngót là một loại rau có hương vị rất dễ ăn, tuy nhiên phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều rau ngót. Bởi vì trong rau ngót có chứa hợp chất Papaverin có thể khiến mẹ bầu bị tụt huyết áp.
Ngoài Papaverin, rau ngót còn có chứa hợp chất Glucocorticoid gây cản trở quá trình hấp thụ canxi dẫn đến tình trạng loãng xương ở mẹ bầu và chậm tăng trưởng ở thai nhi.
Một điều mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo dành cho mẹ bầu đó là không nên ăn rau sống trong giai đoạn mang thai (tất cả các loại rau). Vì trong rau sống có thể chứa các loài vi khuẩn hoặc ký sinh trùng nếu không được rửa kỹ hoặc nấu chín sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.
Trên đây là một số loại rau mẹ bầu không nên hoặc hạn chế ăn nhiều trong quá trình mang thai để bảo đảm có một thai kỳ mạnh khỏe và thai nhi được phát triển toàn diện. Các mẹ bầu nên lưu ý xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học trong thai kỳ, nếu có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc không rõ cần phải hỏi qua ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng các mẹ nhé!
Bài viết có thể xem thêm:
- Top những thực phẩm giàu DHA tốt cho mẹ bầu và thai nhi
- Nhóm chất dinh dưỡng mà mẹ bầu cần phẩm bổ sung
- Top các loại nước ép tốt cho bà bầu