Hăm tã trẻ sơ sinh là triệu chứng phổ biến mà đại đa số các bé đều gặp phải. Nhìn chung, tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra sự khó chịu, quấy khóc cho bé ảnh hưởng đến nề nếp ăn uống hàng ngày. Cùng tìm hiểu chi tiết nguyên nhân gây hăm tã, triệu chứng và cách khắc phục tình trạng hăm tã trong bài viết dưới đây để chủ động hơn trong quá trình chăm sóc trẻ bạn nhé.
1. Nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã là tình trạng viêm da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Những nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ cụ thể như sau:
- Da của trẻ bị kích ứng với phân và nước tiểu: Vùng da mông tiếp xúc thường xuyên với nước tiểu và phân không được vệ sinh đúng cách sẽ dễ bị hăm tã, đặc biệt là ở các bé đang gặp tình trạng tiêu chảy.
- Do chất lượng tã: Tã quá chật hay chất liệu không đủ mềm mại cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị hăm vùng da mặc tã.
- Do dị ứng: Trẻ có thể bị dị ứng với sữa tắm, khăn lau, chất liệu tã, chất làm mềm vải…
- Do vi khuẩn, nấm: Khu vực xung quanh phần bộ phận sinh dục của trẻ rất dễ bị tổn thương do thường xuyên ẩm ướt. Đây chính là nơi sản sinh ra rất nhiều vi khuẩn, nấm men nếu không được vệ sinh đúng cách.
2. Triệu chứng hăm tã thường gặp ở trẻ nhỏ
Triệu chứng hăm tã trẻ sơ sinh nhìn chung khá dễ nhận biết. Những dấu hiệu thường gặp như sau:
- Trẻ thường xuyên quấy khóc, tỏ ra khó chịu, vặn mình và ngủ không thẳng giấc.
- Phần da mặc tã và những ngấn ở phần đùi, mông bị nổi mẩn đỏ.
- Phần da hăm có thể khô tróc vảy da hoặc ẩm ướt khác thường.
- Xuất hiện những vết sưng đỏ tấy, mụn nước, lở loét nếu hăm da nặng.
3. Trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà như thế nào an toàn?
Điều trị hăm da cho trẻ sơ sinh như thế nào phù hợp còn tùy thuộc vào tình trạng hăm da của trẻ. Một số phương pháp giảm hăm da cho trẻ tại nhà mẹ có thể tham khảo như sau:
3.1. Trị hăm tã cho trẻ bằng cám gạo
Trong cám gạo có hàm lượng dinh dưỡng như axit ferulic, axit folic, vitamin B1, E6, E và những hoạt chất Tocotrienol. Những hợp chất này có tác dụng cung cấp dưỡng chất làm mềm da, khắc phục sưng tấy và viêm đỏ trên da do tình trạng hăm gây ra.
Mẹ có thể sử dụng cám gạo nguyên chất hoà với nước ấm tạo dung dịch sệt và bôi lên vùng da bị hăm cho trẻ. Ngoài ra, nếu hăm da dạng khô có thể dùng cám gạo kết hợp mật ong để cung cấp thêm độ ẩm cho da.
3.2. Trị hăm tã cho trẻ bằng lá khế chua
Để giảm tình trạng hăm da ở trẻ, mẹ có thể dùng lá khế chua đem rửa sạch rồi giã nát với muối đem đắp lên vùng da bị hăm. Ngoài ra, lá khế chua có thể dùng để đun nước tắm nhằm sát khuẩn cho da trẻ, giảm tình trạng viêm nhiễm.
3.3. Trị hăm tã cho trẻ bằng mướp đắng (khổ qua)
Trị hăm da cho trẻ bằng mướp đắng rất đơn giản. Mẹ chỉ cần ngâm mướp đắng cắt lát với nước muối loãng và đun sôi cùng nước trong 10 phút. Sau đó, mẹ để nước nguội bớt rồi chắt phần nước ra để rửa và vệ sinh vùng da bị hăm cho bé.
4. Kem chống hăm cho trẻ sơ sinh loại nào tốt?
Kem hăm tã Dr. Celine Baby Cream là giải pháp giúp loại bỏ cơn ác mộng hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là dòng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh an toàn được đánh giá cao trên thị trường hiện nay. Không chỉ được các mẹ tin tưởng chọn mua, kem hăm tã Dr. Celine còn là lựa chọn được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng cho trẻ.
Trị hăm cho trẻ sơ sinh tại nhà bằng kem hăm tã Dr. Celine là gợi ý sáng suốt giúp ngăn ngừa và giảm thiểu các triệu chứng hăm da ở trẻ. Sản phẩm được chiết xuất từ bột cám gạo, liễu thảo và sầu đâu đảm bảo tính an toàn và mang lại công dụng điều trị hăm da hiệu quả.
Những công dụng phải kể đến của loại kem này với làn da bé yêu phải kể đến như sau:
- Hỗ trợ giảm thiểu tình trạng sưng tấy, mụn nước, đỏ da do hăm da gây nên.
- Làm dịu vùng da bị hăm, làm mềm da và giảm khó chịu trên bề mặt da.
- Bảo vệ làn da cho bé, kháng khuẩn và chống viêm da hiệu quả.
- Giúp các vết côn trùng cắn nhanh lành và hạn chế vết thương lan rộng.
- Hỗ trợ làm mát vết bỏng và đẩy nhanh tốc độ lành vết thương.
Kem hăm tã Dr. Celine hiện có bán trên website chính hãng của Dr. Celine và tại nhiều hệ thống cửa hàng thuốc, bệnh viện nhi. Mời bạn liên hệ qua số Hotline 0939155993 để tìm hiểu thêm về sản phẩm và nhận tư vấn chi tiết nhất.
Bài viết trên là những chia sẻ về cách điều trị hăm tã trẻ sơ sinh. Hãy tham khảo cách điều trị sao cho phù hợp với tình trạng hăm da của trẻ và đảm bảo an toàn cho làn da, sức khỏe bé yêu.