Hăm da ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là tình trạng thường gặp khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu. Hăm da để lâu không điều trị có thể dẫn đến những biến chứng nặng như viêm da, nhiễm khuẩn, sưng mủ… Cùng tìm hiểu các cách trị hăm cho bé an toàn và hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây.
1. Cách trị hăm cho bé tại nhà bằng phương pháp thiên nhiên
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng những phương pháp thiên nhiên có ưu điểm là sự an toàn và giá thành rẻ. Một số phương pháp trị hăm da dân gian phải kể đến như sau:
1.1. Trị hăm cho bé bằng lá trầu không
Lá trầu không được biết đến với khả năng tiêu viêm, sát khuẩn và làm sạch da hiệu quả. Sử dụng loại lá này để tắm là cách để chữa hăm và phòng chống các bệnh lý về da cho trẻ nhỏ.
Mẹ chỉ cần dùng vài lá trầu rửa sạch, đun sôi với nước và nhúng khăn sạch vào nước trầu đắp lên vùng da bị hăm của trẻ. Tình trạng hăm da sẽ thuyên giảm đáng kể nếu trẻ được rửa bằng nước trầu không thường xuyên.
1.2. Trị hăm cho bé bằng lá trà xanh
Cách trị hăm cho bé bằng lá trà xanh là phương pháp dễ dùng và an toàn. Lá trà xanh chứa những thành phần như vitamin, polyphenol, tannin… mang lại công dụng kháng khuẩn, làm sạch da và điều trị hăm da hiệu quả.
Mẹ có thể dùng nước lá trà xanh tắm cho bé hoặc giã nát lá trà chắt lấy nước xoa lên da bị hăm. Trẻ có thể sử dụng lá trà xanh để tắm hay bôi hàng ngày giúp làm sạch da và giảm tình trạng hăm da, mẩn đỏ hiệu quả.
1.3. Trị hăm cho bé bằng cám gạo
Cám gạo là nguyên liệu trị các bệnh về viêm da, hăm da lành tính được sử dụng nhiều hiện nay. Mẹ có thể sử dụng cám gạo nguyên chất hoặc phối kết hợp thêm một số nguyên liệu khác để tăng hiệu quả làm sạch và khử khuẩn cho da.
Một trong những cách sử dụng cám gạo trị hăm da đơn giản và phổ biến nhất phải kể đến như sau:
- Trộn cám gạo nguyên chất cho thêm nước ấm tạo dung dịch sệt.
- Thoa hỗn hợp lên vùng da bị hăm và để khoảng 20 phút.
- Sử dụng 3 lần một tuần để hỗ trợ giảm các triệu chứng hăm trên da.
2. Cách trị hăm cho bé bằng kem bôi
Ngoài sử dụng cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh từ thiên nhiên, mẹ có thể sử dụng các loại kem bôi an toàn để cải thiện tình trạng da cho trẻ. Với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ, tình trạng hăm da có thể thường xuyên xảy ra và tái đi tái lại. Sử dụng kem chống hăm thường xuyên cũng là một giải pháp giúp phòng chống triệu chứng hăm da quay lại. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn mẹ cần xem xét kỹ thành phần của kem hăm trước khi sử dụng cho trẻ.
Kem trị hăm tã Dr. Celine Baby Cream là lựa chọn tối ưu được nhiều bác sĩ chuyên khoa nhi khuyên dùng cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn mặc bỉm. Loại kem bôi hăm này ngoài thành phần cám gạo còn kết hợp thêm hai loại thảo dược liễu thảo, sầu đâu nhằm tăng thêm công dụng trị hăm cho sản phẩm.
Kem trị hăm tã Dr. Celine đặc biệt an toàn cho làn da mỏng manh của bé yêu và có thể sử dụng thường xuyên để giảm tình trạng hăm da cho trẻ.
Khi sử dụng đều đặn và đúng cách, kem trị hăm tã Dr. Celine được đánh giá cao bởi tác dụng diệt khuẩn làm dịu da và phục hồi những vùng da bị hăm nhanh chóng. Không chỉ hỗ trợ điều trị hăm da cho trẻ, kem bôi hăm Dr. Celine còn có thể dùng trong trường hợp trẻ bị viêm da, rôm sảy hoặc mụn sữa.
Cách trị hăm cho bé bằng kem bôi có ưu điểm là hiệu quả nhanh hơn trị hăm từ những phương pháp thiên nhiên. Trẻ sẽ có cảm giác dễ chịu hơn trên bề mặt da khi bôi kem và dùng lâu dài sẽ cải thiện vùng da bị hăm đáng kể. Đồng thời, để tăng hiệu quả khi sử dụng kem bôi bạn nên sử dụng loại gel tắm, sữa tắm thành phần an toàn, kháng khuẩn dịu nhẹ để làm sạch da trước khi bôi kem hăm.
3. Cách trị hăm cho bé bằng thuốc
Trẻ bị hăm da nặng dẫn đến sưng tấy, nhiễm trùng có thể đi kèm với các triệu chứng khác như sốt, da nhiễm khuẩn… Trường hợp này mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần đặc biệt cẩn trọng khi cho trẻ dùng thuốc dù thuốc bôi hay thuốc uống. Nhìn chung, thuốc hăm cho bé dùng loại nào, liều lượng ra sao cần tuân thủ theo đúng liệu trình của bác sĩ chuyên khoa.
Khi hăm da có dấu hiệu nặng, trẻ cần được khám ngay để bác sĩ tư vấn, cấp thuốc và sau đó có thể chăm sóc, điều trị tại nhà tuỳ tình trạng bệnh.
Bài viết trên là những chia sẻ về những cách trị hăm cho bé và những lưu ý trong quá trình điều trị. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn chủ động hơn khi xử lý tình trạng hăm da thường thấy ở trẻ nhỏ.