Nguyên nhân nào khiến trẻ biếng ăn?

Theo số liệu tham khảo của Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, tỷ lệ trẻ biếng ăn ở Việt Nam chiếm đến 45,9% đến 55,7%. Đây là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh. Vậy những nguyên nhân nào khiến trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn? Cùng tìm hiểu qua bài viết này của Dr. Celine nhé!

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn

Có rất nhiều những dấu hiệu có thể nhận biết trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể tham khảo một số biểu hiện sau đây:

  • Trẻ ăn ít hơn 1/2 khẩu phần ăn so với độ tuổi
  • Một bữa ăn lúc nào cũng kéo dài hơn 30 phút
  • Trẻ có những biểu hiện sợ và khóc khi đến mỗi bữa ăn
  • Khi ăn trẻ không chịu nuốt mà luôn ngậm thức ăn trong miệng
  • Khi nhìn thấy thức ăn trẻ có có các phản ứng như nôn ọe, hất đổ đồ ăn,….
  • Không tăng cân liên tục trong 3 tháng

2. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

2.1. Chế độ ăn không phù hợp

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ đó là chế độ ăn không phù hợp. Có thể là thực đơn các món ăn của bé quá nhàm chán. lặp lại thường xuyên nên không kích thích được sự tò mò và thèm ăn của bé từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn. Để khắc phục điều này bố mẹ nên thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên, trang trí món ăn một cách bắt mắt để bé cảm thấy hào hứng hơn khi đến bữa ăn.

Trẻ em cơ bản sẽ không ý thức được món ăn nào có nhiều lợi ích cho sức khỏe mà chỉ thích ăn những món theo sở thích của mình. Vì vậy bố mẹ nên để ý đến sở thích ăn uống của con nhiều hơn. Đừng bắt ép trẻ ăn những món mình không thích, điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Hoặc bố mẹ cho bé ăn quá nhiều bữa phụ trong ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ không còn ăn nổi bữa chính nữa. Vì thế, bố mẹ cần phải biết cân bằng các bữa ăn cho trẻ, đừng cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn vặt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, điều này cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

2.2. Trẻ biếng ăn do ảnh hưởng tâm lý

Đây được xem là một nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ em Việt Nam. Biếng ăn tâm lý thường là do ảnh hưởng từ môi trường sống và cách chăm sóc của bố mẹ.

Việc bố mẹ bắt ép trẻ phải ăn nhiều món ăn mà trẻ không thích hay bắt trẻ phải ăn quá nhiều. Từ giai đoạn “nịnh nọt” nói những lời ngon ngọt với trẻ đến những trận đòn roi và tiếng la mắng khi trẻ không chịu ăn sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ rất nhiều. 

Nếu tình trạng này diễn ra quá lâu sẽ hình thành cho trẻ cảm giác sợ khi đến mỗi bữa ăn, trốn tránh và chán ghét đồ ăn. Nếu bố mẹ không thay đổi, từ biếng ăn do tâm lý có thể chuyển sang biếng ăn bệnh lý.

2.3. Cho bé ăn dặm quá sớm

Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Bởi vì giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển tương đối hoàn thiện, đã có thể tiêu thụ các thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Tuy nhiên, có một vài bố mẹ cho trẻ ăn dặm từ quá sớm khiến trẻ dễ bị thiếu các dưỡng chất như vitamin nhóm B, kẽm, selen và chất xơ khiến trẻ khó chuyển hóa thức ăn, hấp thu dưỡng chất kém, chướng bụng, táo bón,….

Vì thế việc cho bé ăn dặm đúng thời điểm sẽ giúp tránh các tình trạng biếng ăn ở trẻ và bên cạnh đó còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

2.4. Thay đổi sinh lý

Những tình trạng thay đổi sinh lý thường gặp ở trẻ phải kể đến như: thời kỳ chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm hoàn toàn, tập bò, tập đi, mọc răng, tập nói,…sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ từ đó dẫn đến các tình trạng biếng ăn.

Những trẻ biếng ăn sinh lý thường chỉ kéo dài từ 1-2 ngày đến 1-2 tuần. Nếu tình trạng này diễn ra lâu hơn, bố mẹ cần phải tìm cách khắc phục sớm để tránh trẻ hình thành thói quen lười ăn về sau.

2.5. Thói quen cho trẻ ăn và trẻ thiếu vận động

Thông thường thói quen ăn uống của trẻ sẽ được hình thành từ thói quen ăn uống của bố mẹ hoặc những người thân trong gia đình. Nếu bố mẹ có những thói quen ăn uống không lành mạnh cũng sẽ tác động nhiều đến trẻ, khiến trẻ trở nên biếng ăn.

Và thiếu vận động cũng là một nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Bởi vì khi hoạt động nhiều sẽ giúp đốt cháy năng lượng từ đó kích thích trẻ thèm ăn và ăn uống ngon hơn, ngủ cũng sâu giấc hơn. Còn khi thiếu vận động cơ thể trẻ sẽ bị uể oải, mệt mỏi, từ đó gây ra triệu chứng chán ăn.

3. Cách khắc phục khi trẻ biếng ăn

Khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện biếng ăn, bố mẹ cần phải kiên nhẫn thực hiện những biện pháp khắc phục sớm cho trẻ. Còn nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ đang ở mức báo động thì bố mẹ cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng.

Một số cách khắc phục khi trẻ biếng ăn mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Cần phải xây dựng cho trẻ một chế độ ăn lành mạnh và khoa học từ sớm
  • Không cho trẻ ăn ngoài, ăn dặm khi trẻ chưa được 6 tháng tuổi
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn, cũng có thể bổ sung thêm các loại sữa công thức cho trẻ nhưng tuyệt đối không được cho trẻ ăn dặm
  • Nếu trẻ sinh ra thiếu tháng hoặc nhẹ cân, cần có một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng riêng biệt
  • Nếu trẻ biếng ăn do các bệnh lý thì trong thời gian trị bệnh bố mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin C, vitamin B cùng với các khoáng chất như kẽm, magie,….
  • Không được tự ý cho bé sử dụng các loại thuốc kháng sinh, điều này sẽ rất có hại đối với sức khỏe của trẻ
  • Tập cho trẻ ăn nhiều món ăn và cho trẻ làm quen với những thức ăn mới
  • Không ép con ăn quá nhiều trong ngày

Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo và cho trẻ sử dụng sữa dành cho trẻ biếng ăn để bổ sung vào chế độ ăn uống của trẻ.

Dòng sữa Pedia Gold của nhà Dr. Celine có chứa thành phần chính là bột sữa cao cấp, bột kem, vitamin C, vitamin E, Nicotinamide, vitamin A, vitamin D3, Magnesium, vitamin B6, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B12, vitamin K, sữa non, chất xơ hòa tan cùng nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mang lại nhiều công dụng tuyệt vời như:

  • Giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, ít ăn ở trẻ, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn. 
  • Bồi bổ cho bé chậm lớn, suy dinh dưỡng giúp bé phát triển kịp thời với các bạn đồng trang lứa
  • Tăng cường sức đề kháng, kích thích hệ miễn dịch của trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh và ít gặp phải các bệnh vặt hơn

4. Lời kết

Trên đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ biếng ăn. Nếu bố mẹ nào có con đang trong tình trạng biếng ăn một thời gian dài hay nhanh chóng đưa bé đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để có thể tìm ra đúng nguyên nhân dẫn đến biếng ăn và có những biện pháp khắc phục khoa học bố mẹ nhé!

Để lại một bình luận