Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ) là một trong những mốc thời gian quan trọng đối với phụ nữ đang mang thai, chính vì thế chế độ dinh dưỡng cần nạp trong giai đoạn này cần phải đặc biệt chú ý. 

1. Là mốc thời gian quan trọng

3 tháng đầu thai kỳ được coi là một giai đoạn phát triển quan trọng đối với bé yêu trong bụng. Vào tuần thứ 4 của thai kỳ, các hệ thống thần kinh của bé bắt đầu phát triển. Tuần thứ 6, tim, hệ tuần hoàn và các cơ quan nội tạng khác sẽ phát triển, song song với đó não và tủy sống của trẻ cũng được hình thành. 

Đến cuối tuần thứ 12 của thai kỳ, tất cả các bộ phận trên cơ thể của trẻ như tay, chân, mắt, mũi, miệng…đều sẽ hoàn thiện.

2. Mẹ bầu nên kiêng ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Chính vì đây là một cột mốc quan trọng khi mang thai, chế độ ăn uống và các loại thực phẩm nạp vào cơ thể mẹ bầu cần phải hết sức an toàn và phù hợp, sau đây là những thực phẩm mà mẹ bầu nên kiêng ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.1. Thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín

Các loại thực phẩm tươi sống có thể sẽ chứa nhiều vi khuẩn tiềm ẩn, nếu trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ gặp các vấn đề như nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm.

Để đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé, mẹ bầu cần hạn chế các loại thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín như sushi, hải sản đông lạnh, thịt xông khói, trứng sống hoặc trứng lòng đào,….

Các loại thực phẩm tươi sống có thể chứa nhiều vi khuẩn tiềm ẩn

2.2. Thực phẩm chứa nhiều thủy ngân

Các loại thực phẩm có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể sẽ gây ngộ độc thủy ngân. Thủy ngân là một kim loại gây ảnh hưởng đến sự phát triển não, thính giác và thị giác của trẻ.

Mẹ bầu nên hạn chế ăn các loại cá nhiều thủy ngân như: cá ngừ mắt to, cá thu, cá kiếm, cá rô đại dương,…

Thực phẩm chứa nhiều thủy ngân có thể gây ngộ độc thủy ngân

2.3. Rau mầm sống

Rau mầm sống là một loại rau được trồng trong môi trường nóng ẩm, đây là điều kiện khiến các loại vi khuẩn, vi sinh vật có cơ hội phát triển và sinh sôi. 

Loại rau này nếu không được chế biến cẩn thận hoặc nếu các mẹ bầu ăn sống sẽ rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu các mẹ bầu sử dụng thức ăn được chế biến sẵn hãy nhớ kiểm tra bên trong có rau mầm sống hay không nhé!

Nếu ăn phải rau mầm sống chưa sạch có thể gây nhiễm trùng

2.4. Các loại sữa chưa được tiệt trùng

Sữa chưa qua tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và có thể xảy ra các vấn đề nghiêm trọng như sảy thai hoặc thai chết lưu. 

Chính vì thế trước khi sử dụng các mẹ bầu nên kiểm tra nhãn mác thật kỹ càng để đảm bảo rằng sản phẩm sữa mà mình lựa chọn đã được tiệt trùng an toàn và phụ nữ mang thai có thể sử dụng được.

Sữa chưa qua tiệt trùng có thể chứa nhiều vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

2.5. Rượu, bia, cà phê

Phụ nữ đang mang thai và trong quá trình cho con bú nên kiêng uống rượu bia và các loại đồ uống có cồn vì cồn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi và trẻ nhỏ khi sử dụng sữa mẹ.

Đối với cà phê, mẹ bầu cũng nên hạn chế sử dụng. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng lượng caffein dư thừa có thể làm tăng nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì thế, để sức khỏe không bị ảnh hưởng các mẹ bầu không nên uống cà phê trong thời gian đầu khi mang thai.

Các loại đồ uống chứa cồn có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi

3. Những thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn trong 3 tháng đầu thai kỳ

Có những loại thực phẩm không nên ăn thì cũng sẽ có những loại thực phẩm cần được bổ sung nhiều trong giai đoạn mang thai đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh.

3.1. Thực phẩm giàu sắt

Sắt là một chất dinh dưỡng rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai, nó đóng vai trò cung cấp máu cho mẹ và giúp bé yêu trong bụng phát triển toàn diện.

Một số loại thực phẩm giàu sắt mà mẹ có thể bổ sung trong giai đoạn mang thai như thịt bò, cải bó xôi, bó đỏ, cháo yến mạch, các loại hạt, các loại trái cây như chuối, lựu, cà chua,…

Sắt giúp cung cấp máu cho mẹ bầu và giúp thai nhi phát triển toàn diện

3.2. Thực phẩm giàu DHA

DHA thuộc nhóm axit béo omega 3 góp phần trong quá trình phát triển não bộ và thị giác của thai nhi. Theo các chuyên gia, mỗi ngày mẹ bầu nên bổ sung từ 200-300 mg DHA để đảm bảo cung cấp đủ lượng cần thiết cho thai nhi phát triển.

Hạt điều, đậu phộng, ngũ cốc nguyên hạt, súp lơ, bắp cải, bí ngô, thịt gà, các loại sữa dành cho bà bầu,….là những thực phẩm chứa nhiều DHA mà mẹ bầu có thể bổ sung thêm vào chế độ ăn hàng ngày của mình.

DHA góp phần trong quá trình phát triển não bộ và thị giác của thai nhi

3.3. Thực phẩm giàu Vitamin

Vitamin là một dưỡng chất đóng vai trò thiết yếu trong việc cấu tạo và duy trì sự sống của các tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. 

Một số thực phẩm giàu vitamin phải kể đến như khoai lang, ớt chuông, rong biển, hạnh nhân, mật ong, cam, dâu tây, quả mâm xôi,…

Vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch

4. Lời kết

Hy vọng qua bài viết này của Dr. Celine sẽ giúp mẹ bầu hiểu thêm về tầm quan trọng của sức khỏe thai kỳ từ đó sẽ có những sự lựa chọn phù hợp trong chế độ ăn uống hằng ngày của mình.

Để lại một bình luận